Sự thật về hủ tục thiêu trinh nữ tế thần
Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013
Đăng bởi: Huy Tập
Tweet |
Nhắc đến Khánh Hòa, người ta thường liên tưởng đến vùng non nước xinh đẹp tựa chốn bồng lai. Có mấy ai ngờ được nơi này từng tồn tại hủ tục ghê rợn - thiêu sống người - để làm vui lòng quỷ thần. Đây không phải là chuyện hoang đường, giật gân mà là chuyện có thật. Ở cái thời mộng muội ấy, người ta tin rằng việc "cúng người" cho thủy thần sẽ giúp họ xuôi chèo mát mái khi lênh đênh giữa đại dương và bội thu mùa vụ. Cũng may là chuyện kinh hoàng ấy nay chỉ còn trong hồi ức của những người già… Kinh khiếp không kém gì hủ tục dọ-tơm-amí (chôn sống trẻ sơ sinh theo người mẹ đã chết ở một số tộc người trên đất Tây Nguyên), ngay khi hay tin về tục lệ dâng cúng và hỏa thiêu trinh nữ gắn liền với đồi Cù Lao - nơi tọa lạc cụm tháp cổ Pônagar hơn 1.000 năm tuổi, tọa lạc giữa lòng thành phố biển Nha Trang, PV lập tức lên đường... Cần nói rõ rằng thông tin rùng rợn này được tiết lộ từ ông T.Kính, một người buôn bán đồ cổ có tiếng ở phố cổ vật Lê Công Kiều, quận 1, TP HCM. Theo ông Kính, ông biết được hủ tục quái dị và độc ác kia từ chia sẻ của một người tên là Phước Bồn ở Ninh Thuận. Hỏi thông tin về người này, ông Kính nói rằng đặc thù nghề nghiệp không cho phép ông tiết lộ thông tin khách hàng. Chỉ biết rằng khi giao dịch, trao đổi cổ vật với ông vào đầu năm 2013, trong lúc trà dư tửu hậu, ông Phước Bồn đã tiết lộ cho ông Kính biết được câu chuyện dâng cúng và hỏa thiêu nô lệ là trinh nữ được ghi rõ trên các bia ký cổ ở cụm tháp Pônagar. "Ông Phước Bồn quả quyết với tôi rằng các bia ký ghi rất rõ lý do, cách thức mà các bậc quyền quý dâng cúng nô lệ cũng như quá trình nô lệ được hỏa thiêu để làm vui lòng các vị thần... Tôi nghĩ đây là thông tin hay, nhưng để làm rõ sự thật đòi hỏi phải rất dày công." - ông Kính, thổ lộ. Toàn cảnh cụm tháp cổ Pônagar; và tượng thần Siva - nữ thần quyền năng từng được nhiều người hiểu lầm là vũ nữ được tế thần Trở ngược về quá khứ của hơn ngàn năm trước, từ những lời đồn đại ghi nhận được, chúng tôi rất đỗi kinh ngạc lẫn kinh hoàng khi biết được rằng ngày trước, để giữ vững ngôi báu, để đánh trận toàn thắng, hay chỉ đơn giản để làm vui lòng nữ thần Pônagar và các vị thần quyền năng khác trên "đỉnh đồi vàng" (nơi có thánh đường thiêng linh được Vua Harivarman cho phục hồi, xây dựng kiên cố vào năm 817, đến nay cũng đã gần 1200 năm), các vua Champa cùng những người được xem là hoàng thân quốc thích có tục dâng cúng vàng bạc, ngọc ngà châu báu và nô lệ. Khi bị "tiến cống" cho nữ thần quyền năng, số phận của những nô lệ vô cùng bi đát với cái chết thảm khốc luôn chực chờ… Chuyện vua chúa Champa dâng cúng của cải, đất đai cho Bà chúa xứ sở Pônagar được chứng minh rất rõ về những lần dâng cho thần linh của cải quý hiếm bậc nhất của vua Champa cùng những người trong hoàng tộc. Lúc bấy giờ những tư liệu cổ mà chúng tôi tiếp cận không thấy đề cập đến chuỵên "cúng" và thiêu người. Thế nên có hay không câu chuyện người tế người trên đỉnh đồi vàng? Có hay không chuyện vào những khi hành lễ, nô lệ là trinh nữ sẽ bị giết hại, bị ném xuống vực sâu? Và có hay không chuyện không ít nô lệ bị chôn sống cùng những của cải, báu vật mà các triều vua Champa dâng cúng cho các vị thần linh trên "đỉnh đồi vàng"…? Những khúc mắc ấy đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu sự thật. Càng vào cuộc càng rõ được rằng về cơ bản, đó chỉ là những truyền thuyết được lưu truyền theo kiểu miệng truyền miệng trong nhân gian, hay chỉ là những hồi ức qua lời kể từ cha ông của những người già nên chẳng mấy cơ sở thuyết phục. Không ít người khi biết chuyện cho rằng đó chỉ là những đồn đoán vô căn cứ, hoang đường bởi chẳng có văn tự, hình ảnh gì thể hiện tục ấy. Ông Cham Sanh, 56 tuổi, nghệ nhân vỗ trống paranưng - loại trống cổ dùng trong ngày đại lễ, cho rằng nếu có tục dâng cúng nô lệ gắn liền với những cuộc hành quyết thì hẳn là người ta đã tìm thấy xương cốt của những nô lệ xấu số quanh khu đền tháp. Đằng này hàng trăm năm qua, chưa thấy có bất kỳ ghi nhận nào đề cập đến việc tìm thấy cốt người trên đỉnh đồi Cù Lao hay tại các khu vực rải rác dưới chân cụm tháp cổ. Gắn truyền thuyết với thực tại, khi chẳng có gì để minh chứng cho hủ tục cúng tế người ở Tháp Bà Pônagar, giữa lúc định khép lại sự việc thì may sao, chừng như biết được nỗi băn khoăn, tiếc nuối của hậu thế trong việc cố gắng vén tấm màn bí mật gắn liền với tháp cổ ngàn năm nên nữ thần Pônagar đã "cho" chúng tôi tiếp cận được những tài liệu quý báu về bản dịch của hai nhà nghiên cứu người Pháp là Karl-Heinz Golzio và R.C.Mạumdar (bản dịch tiếng Anh) có nhắc đến tục dâng cúng nô lệ cho nữ thần ở Pônagar, được thể hiện qua những bia ký bằng chữ Chăm cổ được các học giả tìm thấy quanh cụm tháp hơn 1.000 năm tuổi. Những tư liệu này thể hiện vua chúa Chăm ngoài những vàng bạc, ngọc ngà còn dâng cúng cho nữ thần nhiều đất đai và hẳn nhiên, có cả những nô lệ. Bia ký gồm 4 dòng về triều Vua Ratnavali năm 1197 saka (niên kỷ theo lịch Chăm) được khắc trên mặt C trụ cửa bên trái của một tòa tháp nay đã lụi tàn, có nói về những lần vua chúa dâng cúng vật báu và nô lệ cho nữ thần: "Những cánh đồng ở hai nơi, tại Panran giá trị 50 jak, những cánh đồng của Yan Vatuv trị giá 50 jak. Những cánh đồng ở Huma Padan, 100 jak. Những cánh đồng trên và các nô lệ cùng tất cả đồ vật được ghi lên đây, Công chúa Ratnavali đã dâng tất cả những người và vật trên cho nữ thần Bhagavati matrlingesvari vào năm saka 1197". Chuyện cúng nô lệ cho nữ thần rõ hơn dưới thời Vua Indravarman IV (thế kỷ XII): "Kính lạy thần Siva. Đây là sự kết án đối với Padyop, kẻ đã nói những điều ác. Đức ngài Indravarman, Hoàng tử Sri Harideva xứ Sila-vandha-vijaya hiến dâng cho thần Sri Indravarmasivalingesvara 3 đứa trẻ tên là Mok, Yan và Krana của bà bẹ Padyop". Tấm bia ký không nói rõ 3 đứa trẻ kia bị dâng cúng cho thần Siva để phục dịch cho các thần vì chúng gây tội và bị bắt trừng phạt, hay vì giữa chúng có mối liên hệ tâm linh nào đó giữa người phàm với các vị thần nhưng qua tìm hiểu sơ bộ, chúng tôi được biết 3 đứa trẻ được dâng cho thần kia là con nhà quyền quý có cha mẹ gây lỗi lầm với triều đình. Cần nói rõ đây chỉ là đoán định nhưng chúng tôi có niềm tin cho cơ sở ấy, nhất là khi dòng bia ký có nhắc đến những cụm từ liên quan đến sự trừng phạt này: "Đây là sự kết án đối với Padyop, kẻ đã nói những điều ác". Chiếu theo ghi chép cổ xưa kia thì nô lệ được dâng cúng cho nữ thần phần lớn là trẻ em. Nhưng từ cuộc dâng cúng của Công chúa Suryadevi (niên đại 1189 saka), "viên ngọc tuyệt hảo của triều đình ở Manahvijaya, con gái Đức vua Jaya Indravarmadeva Paramodbhava và Hoàng hậu Sri Paramaratnastri", mới rõ giới quý tộc ngày trước còn dâng cúng những con voi, các nô lệ nam và nữ cùng các cánh đồng… "Vào năm saka 1178, Công chúa Ratnavali quý phái dâng cho nữ thần Punagara một tharan bạc nặng 15 thil, một đồ trang sức đeo ngực bằng vàng nặng 1 thil 5 dram, một vòng đeo cổ bạc 15 thil. Rồi thì sau đó, quý bà Pulyan Ratnavali đã cho xác lập những quy định đối với các Devadasi (các vũ nữ) chuyên phục vụ và làm vui cho nữ thần Punagara". Bên cạnh các bia ký bằng chữ Chăm, các nhà nghiên cứu, chuyên gia khảo cổ còn tìm thấy nhiều bia ký được khắc bằng chữ Sansrit - một kiểu chữ cổ của người Champa. Trong những bia ký này, có nhiều bia ký đề cập đến việc dâng cúng vàng bạc, châu báu và nô lệ cho các vị thần. Bia ký số 2 triều Vua Harivarman I, niên đại 739 saka (817 sau CN) khắc trên mặt thứ 3 chiếc trụ cửa của ngôi đền với 31 dòng bằng chữ Sanskrit: "Vào năm Saka 739, tháng Jyaistha, ngày nhật thực, để đảm bảo cho những giá trị tôn giáo trên thế giới, vì thanh danh trên thế giới này và vì sự cứu rỗi ở thế giới bên kia, sau khi cho làm pho tượng nữ thần mới bằng đá và trang điểm cho tượng những đồ trang sức khác nhau, đức vua đã lại xây dựng đền thờ Linga Sandhaka, đền thờ Sri Vinayaka và đền thờ Sri Maladakuthara, và ngài đã trang hoàng cho khu đền bằng những mandapa (những gian phòng) và những chiếc cổng đẹp lộng lẫy! Đức vua còn dâng cho Mahabhagavati vàng, bạc, châu ngọc, vải vóc các màu khác nhau và những đồ vật khác. Sau đấy, ngài còn dâng cho Đại nữ thần ruộng đồng ở vùng quê Kauthara (Khánh Hòa ngày nay - PV) cùng những nô lệ đàn ông, đàn bà, bò trâu…". Nữ thần quyền năng Pônagar từng được các bậc vua chúa Champa ngày trước dâng cúng vàng bạc Dù đã cất công tìm hiểu nhưng chúng tôi chẳng tìm thấy ghi chép cổ nào của người Chăm xưa đề cập đến việc sau khi được dâng cúng cho nữ thần, số phận của các nô lệ gồm trẻ em, trinh nữ sẽ ra sao. Họ sẽ bị giết hại để linh hồn vĩnh viễn hầu thần, hay một khi bị dâng cúng, họ sẽ phải hầu hạ các vị thần được thờ phụng trên cụm tháp cổ Pônagar đến suốt cuộc đời. Những khúc mắc này của hậu thế đã được Vua Sri Satyavarman giải đáp sau khi vị vua này "dâng cúng cho vị chúa tể của đức bà Bhagavati kho lúa Vamdhaun, kho lúa Ktun và kho lúa Narai cùng nhiều phụ nữ": "Những người đàn ông nào mà bảo vệ những của cải thuộc về vị chúa tể của nữ thần thì những người đó sẽ được toại nguyện trên thiên giới, nghĩa là được vui thú cùng vô vàn các thần linh và những hộ thần bảo vệ thế giới. Ngược lại những ai mà lấy đồ đạc đó đi thì sẽ bị đày xuống địa ngục Avici cùng các tổ tiên của họ". Vậy đã rõ sự thật về tục dâng cúng nô lệ cho thần linh của các vua chúa Champa ngày trước. Chẳng như lời đồn đại trong dân gian rằng nô lệ được dâng cúng thần là trinh nữ, ghi chép trên các bia ký bằng đá cho thấy vua chúa Chăm ngày trước dâng cho vị thần quyền năng những nô lệ gồm trẻ em, đàn ông và đàn bà. Và cũng chẳng như những lời đồn đại rằng sau khi được tế thần, số phận của các nô lệ rất bi thảm khi bị thiêu sống để làm đẹp lòng nữ thần quyền năng, ghi chép trên bia ký bằng chữ Sanskrit của Vua Sri Satyavarman cho thấy nô lệ được dâng cúng không hề bị giết hại, họ chỉ có "nhiệm vụ" bảo vệ của cải thuộc về vị chúa tể của nữ thần. Và nói không chừng, đây là vinh dự, là cơ may bởi nếu làm tốt nhiệm vụ ấy, họ "sẽ được toại nguyện trên thiên giới, nghĩa là được vui thú cùng vô vàn các thần linh và những hộ thần bảo vệ thế giới". Theo Thành Dũng (An ninh Thế giới)
|
|
Nữ thần quyền năng Pônagar từng được các bậc vua chúa Champa ngày trước dâng cúng vàng bạc |
Nhắc đến Khánh Hòa, người ta thường liên tưởng đến vùng non nước xinh đẹp tựa chốn bồng lai. Có mấy ai ngờ được nơi này từng tồn tại hủ tục ghê rợn - thiêu sống người - để làm vui lòng quỷ thần.
Đây không phải là chuyện hoang đường, giật gân mà là chuyện có thật. Ở cái thời mộng muội ấy, người ta tin rằng việc "cúng người" cho thủy thần sẽ giúp họ xuôi chèo mát mái khi lênh đênh giữa đại dương và bội thu mùa vụ. Cũng may là chuyện kinh hoàng ấy nay chỉ còn trong hồi ức của những người già…
Kinh khiếp không kém gì hủ tục dọ-tơm-amí (chôn sống trẻ sơ sinh theo người mẹ đã chết ở một số tộc người trên đất Tây Nguyên), ngay khi hay tin về tục lệ dâng cúng và hỏa thiêu trinh nữ gắn liền với đồi Cù Lao - nơi tọa lạc cụm tháp cổ Pônagar hơn 1.000 năm tuổi, tọa lạc giữa lòng thành phố biển Nha Trang, PV lập tức lên đường...
Cần nói rõ rằng thông tin rùng rợn này được tiết lộ từ ông T.Kính, một người buôn bán đồ cổ có tiếng ở phố cổ vật Lê Công Kiều, quận 1, TP HCM. Theo ông Kính, ông biết được hủ tục quái dị và độc ác kia từ chia sẻ của một người tên là Phước Bồn ở Ninh Thuận. Hỏi thông tin về người này, ông Kính nói rằng đặc thù nghề nghiệp không cho phép ông tiết lộ thông tin khách hàng. Chỉ biết rằng khi giao dịch, trao đổi cổ vật với ông vào đầu năm 2013, trong lúc trà dư tửu hậu, ông Phước Bồn đã tiết lộ cho ông Kính biết được câu chuyện dâng cúng và hỏa thiêu nô lệ là trinh nữ được ghi rõ trên các bia ký cổ ở cụm tháp Pônagar.
"Ông Phước Bồn quả quyết với tôi rằng các bia ký ghi rất rõ lý do, cách thức mà các bậc quyền quý dâng cúng nô lệ cũng như quá trình nô lệ được hỏa thiêu để làm vui lòng các vị thần... Tôi nghĩ đây là thông tin hay, nhưng để làm rõ sự thật đòi hỏi phải rất dày công." - ông Kính, thổ lộ.
Toàn cảnh cụm tháp cổ Pônagar; và tượng thần Siva - nữ thần quyền năng từng được nhiều người hiểu lầm là vũ nữ được tế thần
Trở ngược về quá khứ của hơn ngàn năm trước, từ những lời đồn đại ghi nhận được, chúng tôi rất đỗi kinh ngạc lẫn kinh hoàng khi biết được rằng ngày trước, để giữ vững ngôi báu, để đánh trận toàn thắng, hay chỉ đơn giản để làm vui lòng nữ thần Pônagar và các vị thần quyền năng khác trên "đỉnh đồi vàng" (nơi có thánh đường thiêng linh được Vua Harivarman cho phục hồi, xây dựng kiên cố vào năm 817, đến nay cũng đã gần 1200 năm), các vua Champa cùng những người được xem là hoàng thân quốc thích có tục dâng cúng vàng bạc, ngọc ngà châu báu và nô lệ. Khi bị "tiến cống" cho nữ thần quyền năng, số phận của những nô lệ vô cùng bi đát với cái chết thảm khốc luôn chực chờ…
Chuyện vua chúa Champa dâng cúng của cải, đất đai cho Bà chúa xứ sở Pônagar được chứng minh rất rõ về những lần dâng cho thần linh của cải quý hiếm bậc nhất của vua Champa cùng những người trong hoàng tộc. Lúc bấy giờ những tư liệu cổ mà chúng tôi tiếp cận không thấy đề cập đến chuỵên "cúng" và thiêu người. Thế nên có hay không câu chuyện người tế người trên đỉnh đồi vàng? Có hay không chuyện vào những khi hành lễ, nô lệ là trinh nữ sẽ bị giết hại, bị ném xuống vực sâu? Và có hay không chuyện không ít nô lệ bị chôn sống cùng những của cải, báu vật mà các triều vua Champa dâng cúng cho các vị thần linh trên "đỉnh đồi vàng"…?
Những khúc mắc ấy đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu sự thật. Càng vào cuộc càng rõ được rằng về cơ bản, đó chỉ là những truyền thuyết được lưu truyền theo kiểu miệng truyền miệng trong nhân gian, hay chỉ là những hồi ức qua lời kể từ cha ông của những người già nên chẳng mấy cơ sở thuyết phục. Không ít người khi biết chuyện cho rằng đó chỉ là những đồn đoán vô căn cứ, hoang đường bởi chẳng có văn tự, hình ảnh gì thể hiện tục ấy.
Ông Cham Sanh, 56 tuổi, nghệ nhân vỗ trống paranưng - loại trống cổ dùng trong ngày đại lễ, cho rằng nếu có tục dâng cúng nô lệ gắn liền với những cuộc hành quyết thì hẳn là người ta đã tìm thấy xương cốt của những nô lệ xấu số quanh khu đền tháp. Đằng này hàng trăm năm qua, chưa thấy có bất kỳ ghi nhận nào đề cập đến việc tìm thấy cốt người trên đỉnh đồi Cù Lao hay tại các khu vực rải rác dưới chân cụm tháp cổ.
Gắn truyền thuyết với thực tại, khi chẳng có gì để minh chứng cho hủ tục cúng tế người ở Tháp Bà Pônagar, giữa lúc định khép lại sự việc thì may sao, chừng như biết được nỗi băn khoăn, tiếc nuối của hậu thế trong việc cố gắng vén tấm màn bí mật gắn liền với tháp cổ ngàn năm nên nữ thần Pônagar đã "cho" chúng tôi tiếp cận được những tài liệu quý báu về bản dịch của hai nhà nghiên cứu người Pháp là Karl-Heinz Golzio và R.C.Mạumdar (bản dịch tiếng Anh) có nhắc đến tục dâng cúng nô lệ cho nữ thần ở Pônagar, được thể hiện qua những bia ký bằng chữ Chăm cổ được các học giả tìm thấy quanh cụm tháp hơn 1.000 năm tuổi. Những tư liệu này thể hiện vua chúa Chăm ngoài những vàng bạc, ngọc ngà còn dâng cúng cho nữ thần nhiều đất đai và hẳn nhiên, có cả những nô lệ.
Bia ký gồm 4 dòng về triều Vua Ratnavali năm 1197 saka (niên kỷ theo lịch Chăm) được khắc trên mặt C trụ cửa bên trái của một tòa tháp nay đã lụi tàn, có nói về những lần vua chúa dâng cúng vật báu và nô lệ cho nữ thần: "Những cánh đồng ở hai nơi, tại Panran giá trị 50 jak, những cánh đồng của Yan Vatuv trị giá 50 jak. Những cánh đồng ở Huma Padan, 100 jak. Những cánh đồng trên và các nô lệ cùng tất cả đồ vật được ghi lên đây, Công chúa Ratnavali đã dâng tất cả những người và vật trên cho nữ thần Bhagavati matrlingesvari vào năm saka 1197".
Chuyện cúng nô lệ cho nữ thần rõ hơn dưới thời Vua Indravarman IV (thế kỷ XII): "Kính lạy thần Siva. Đây là sự kết án đối với Padyop, kẻ đã nói những điều ác. Đức ngài Indravarman, Hoàng tử Sri Harideva xứ Sila-vandha-vijaya hiến dâng cho thần Sri Indravarmasivalingesvara 3 đứa trẻ tên là Mok, Yan và Krana của bà bẹ Padyop".
Tấm bia ký không nói rõ 3 đứa trẻ kia bị dâng cúng cho thần Siva để phục dịch cho các thần vì chúng gây tội và bị bắt trừng phạt, hay vì giữa chúng có mối liên hệ tâm linh nào đó giữa người phàm với các vị thần nhưng qua tìm hiểu sơ bộ, chúng tôi được biết 3 đứa trẻ được dâng cho thần kia là con nhà quyền quý có cha mẹ gây lỗi lầm với triều đình. Cần nói rõ đây chỉ là đoán định nhưng chúng tôi có niềm tin cho cơ sở ấy, nhất là khi dòng bia ký có nhắc đến những cụm từ liên quan đến sự trừng phạt này: "Đây là sự kết án đối với Padyop, kẻ đã nói những điều ác".
Chiếu theo ghi chép cổ xưa kia thì nô lệ được dâng cúng cho nữ thần phần lớn là trẻ em. Nhưng từ cuộc dâng cúng của Công chúa Suryadevi (niên đại 1189 saka), "viên ngọc tuyệt hảo của triều đình ở Manahvijaya, con gái Đức vua Jaya Indravarmadeva Paramodbhava và Hoàng hậu Sri Paramaratnastri", mới rõ giới quý tộc ngày trước còn dâng cúng những con voi, các nô lệ nam và nữ cùng các cánh đồng… "Vào năm saka 1178, Công chúa Ratnavali quý phái dâng cho nữ thần Punagara một tharan bạc nặng 15 thil, một đồ trang sức đeo ngực bằng vàng nặng 1 thil 5 dram, một vòng đeo cổ bạc 15 thil. Rồi thì sau đó, quý bà Pulyan Ratnavali đã cho xác lập những quy định đối với các Devadasi (các vũ nữ) chuyên phục vụ và làm vui cho nữ thần Punagara".
Bên cạnh các bia ký bằng chữ Chăm, các nhà nghiên cứu, chuyên gia khảo cổ còn tìm thấy nhiều bia ký được khắc bằng chữ Sansrit - một kiểu chữ cổ của người Champa. Trong những bia ký này, có nhiều bia ký đề cập đến việc dâng cúng vàng bạc, châu báu và nô lệ cho các vị thần.
Bia ký số 2 triều Vua Harivarman I, niên đại 739 saka (817 sau CN) khắc trên mặt thứ 3 chiếc trụ cửa của ngôi đền với 31 dòng bằng chữ Sanskrit: "Vào năm Saka 739, tháng Jyaistha, ngày nhật thực, để đảm bảo cho những giá trị tôn giáo trên thế giới, vì thanh danh trên thế giới này và vì sự cứu rỗi ở thế giới bên kia, sau khi cho làm pho tượng nữ thần mới bằng đá và trang điểm cho tượng những đồ trang sức khác nhau, đức vua đã lại xây dựng đền thờ Linga Sandhaka, đền thờ Sri Vinayaka và đền thờ Sri Maladakuthara, và ngài đã trang hoàng cho khu đền bằng những mandapa (những gian phòng) và những chiếc cổng đẹp lộng lẫy! Đức vua còn dâng cho Mahabhagavati vàng, bạc, châu ngọc, vải vóc các màu khác nhau và những đồ vật khác. Sau đấy, ngài còn dâng cho Đại nữ thần ruộng đồng ở vùng quê Kauthara (Khánh Hòa ngày nay - PV) cùng những nô lệ đàn ông, đàn bà, bò trâu…".
Nữ thần quyền năng Pônagar từng được các bậc vua chúa Champa ngày trước dâng cúng vàng bạc
Dù đã cất công tìm hiểu nhưng chúng tôi chẳng tìm thấy ghi chép cổ nào của người Chăm xưa đề cập đến việc sau khi được dâng cúng cho nữ thần, số phận của các nô lệ gồm trẻ em, trinh nữ sẽ ra sao. Họ sẽ bị giết hại để linh hồn vĩnh viễn hầu thần, hay một khi bị dâng cúng, họ sẽ phải hầu hạ các vị thần được thờ phụng trên cụm tháp cổ Pônagar đến suốt cuộc đời.
Những khúc mắc này của hậu thế đã được Vua Sri Satyavarman giải đáp sau khi vị vua này "dâng cúng cho vị chúa tể của đức bà Bhagavati kho lúa Vamdhaun, kho lúa Ktun và kho lúa Narai cùng nhiều phụ nữ": "Những người đàn ông nào mà bảo vệ những của cải thuộc về vị chúa tể của nữ thần thì những người đó sẽ được toại nguyện trên thiên giới, nghĩa là được vui thú cùng vô vàn các thần linh và những hộ thần bảo vệ thế giới. Ngược lại những ai mà lấy đồ đạc đó đi thì sẽ bị đày xuống địa ngục Avici cùng các tổ tiên của họ".
Vậy đã rõ sự thật về tục dâng cúng nô lệ cho thần linh của các vua chúa Champa ngày trước. Chẳng như lời đồn đại trong dân gian rằng nô lệ được dâng cúng thần là trinh nữ, ghi chép trên các bia ký bằng đá cho thấy vua chúa Chăm ngày trước dâng cho vị thần quyền năng những nô lệ gồm trẻ em, đàn ông và đàn bà.
Và cũng chẳng như những lời đồn đại rằng sau khi được tế thần, số phận của các nô lệ rất bi thảm khi bị thiêu sống để làm đẹp lòng nữ thần quyền năng, ghi chép trên bia ký bằng chữ Sanskrit của Vua Sri Satyavarman cho thấy nô lệ được dâng cúng không hề bị giết hại, họ chỉ có "nhiệm vụ" bảo vệ của cải thuộc về vị chúa tể của nữ thần. Và nói không chừng, đây là vinh dự, là cơ may bởi nếu làm tốt nhiệm vụ ấy, họ "sẽ được toại nguyện trên thiên giới, nghĩa là được vui thú cùng vô vàn các thần linh và những hộ thần bảo vệ thế giới".
Đây không phải là chuyện hoang đường, giật gân mà là chuyện có thật. Ở cái thời mộng muội ấy, người ta tin rằng việc "cúng người" cho thủy thần sẽ giúp họ xuôi chèo mát mái khi lênh đênh giữa đại dương và bội thu mùa vụ. Cũng may là chuyện kinh hoàng ấy nay chỉ còn trong hồi ức của những người già…
Kinh khiếp không kém gì hủ tục dọ-tơm-amí (chôn sống trẻ sơ sinh theo người mẹ đã chết ở một số tộc người trên đất Tây Nguyên), ngay khi hay tin về tục lệ dâng cúng và hỏa thiêu trinh nữ gắn liền với đồi Cù Lao - nơi tọa lạc cụm tháp cổ Pônagar hơn 1.000 năm tuổi, tọa lạc giữa lòng thành phố biển Nha Trang, PV lập tức lên đường...
Cần nói rõ rằng thông tin rùng rợn này được tiết lộ từ ông T.Kính, một người buôn bán đồ cổ có tiếng ở phố cổ vật Lê Công Kiều, quận 1, TP HCM. Theo ông Kính, ông biết được hủ tục quái dị và độc ác kia từ chia sẻ của một người tên là Phước Bồn ở Ninh Thuận. Hỏi thông tin về người này, ông Kính nói rằng đặc thù nghề nghiệp không cho phép ông tiết lộ thông tin khách hàng. Chỉ biết rằng khi giao dịch, trao đổi cổ vật với ông vào đầu năm 2013, trong lúc trà dư tửu hậu, ông Phước Bồn đã tiết lộ cho ông Kính biết được câu chuyện dâng cúng và hỏa thiêu nô lệ là trinh nữ được ghi rõ trên các bia ký cổ ở cụm tháp Pônagar.
"Ông Phước Bồn quả quyết với tôi rằng các bia ký ghi rất rõ lý do, cách thức mà các bậc quyền quý dâng cúng nô lệ cũng như quá trình nô lệ được hỏa thiêu để làm vui lòng các vị thần... Tôi nghĩ đây là thông tin hay, nhưng để làm rõ sự thật đòi hỏi phải rất dày công." - ông Kính, thổ lộ.
Toàn cảnh cụm tháp cổ Pônagar; và tượng thần Siva - nữ thần quyền năng từng được nhiều người hiểu lầm là vũ nữ được tế thần
Trở ngược về quá khứ của hơn ngàn năm trước, từ những lời đồn đại ghi nhận được, chúng tôi rất đỗi kinh ngạc lẫn kinh hoàng khi biết được rằng ngày trước, để giữ vững ngôi báu, để đánh trận toàn thắng, hay chỉ đơn giản để làm vui lòng nữ thần Pônagar và các vị thần quyền năng khác trên "đỉnh đồi vàng" (nơi có thánh đường thiêng linh được Vua Harivarman cho phục hồi, xây dựng kiên cố vào năm 817, đến nay cũng đã gần 1200 năm), các vua Champa cùng những người được xem là hoàng thân quốc thích có tục dâng cúng vàng bạc, ngọc ngà châu báu và nô lệ. Khi bị "tiến cống" cho nữ thần quyền năng, số phận của những nô lệ vô cùng bi đát với cái chết thảm khốc luôn chực chờ…
Chuyện vua chúa Champa dâng cúng của cải, đất đai cho Bà chúa xứ sở Pônagar được chứng minh rất rõ về những lần dâng cho thần linh của cải quý hiếm bậc nhất của vua Champa cùng những người trong hoàng tộc. Lúc bấy giờ những tư liệu cổ mà chúng tôi tiếp cận không thấy đề cập đến chuỵên "cúng" và thiêu người. Thế nên có hay không câu chuyện người tế người trên đỉnh đồi vàng? Có hay không chuyện vào những khi hành lễ, nô lệ là trinh nữ sẽ bị giết hại, bị ném xuống vực sâu? Và có hay không chuyện không ít nô lệ bị chôn sống cùng những của cải, báu vật mà các triều vua Champa dâng cúng cho các vị thần linh trên "đỉnh đồi vàng"…?
Những khúc mắc ấy đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu sự thật. Càng vào cuộc càng rõ được rằng về cơ bản, đó chỉ là những truyền thuyết được lưu truyền theo kiểu miệng truyền miệng trong nhân gian, hay chỉ là những hồi ức qua lời kể từ cha ông của những người già nên chẳng mấy cơ sở thuyết phục. Không ít người khi biết chuyện cho rằng đó chỉ là những đồn đoán vô căn cứ, hoang đường bởi chẳng có văn tự, hình ảnh gì thể hiện tục ấy.
Ông Cham Sanh, 56 tuổi, nghệ nhân vỗ trống paranưng - loại trống cổ dùng trong ngày đại lễ, cho rằng nếu có tục dâng cúng nô lệ gắn liền với những cuộc hành quyết thì hẳn là người ta đã tìm thấy xương cốt của những nô lệ xấu số quanh khu đền tháp. Đằng này hàng trăm năm qua, chưa thấy có bất kỳ ghi nhận nào đề cập đến việc tìm thấy cốt người trên đỉnh đồi Cù Lao hay tại các khu vực rải rác dưới chân cụm tháp cổ.
Gắn truyền thuyết với thực tại, khi chẳng có gì để minh chứng cho hủ tục cúng tế người ở Tháp Bà Pônagar, giữa lúc định khép lại sự việc thì may sao, chừng như biết được nỗi băn khoăn, tiếc nuối của hậu thế trong việc cố gắng vén tấm màn bí mật gắn liền với tháp cổ ngàn năm nên nữ thần Pônagar đã "cho" chúng tôi tiếp cận được những tài liệu quý báu về bản dịch của hai nhà nghiên cứu người Pháp là Karl-Heinz Golzio và R.C.Mạumdar (bản dịch tiếng Anh) có nhắc đến tục dâng cúng nô lệ cho nữ thần ở Pônagar, được thể hiện qua những bia ký bằng chữ Chăm cổ được các học giả tìm thấy quanh cụm tháp hơn 1.000 năm tuổi. Những tư liệu này thể hiện vua chúa Chăm ngoài những vàng bạc, ngọc ngà còn dâng cúng cho nữ thần nhiều đất đai và hẳn nhiên, có cả những nô lệ.
Bia ký gồm 4 dòng về triều Vua Ratnavali năm 1197 saka (niên kỷ theo lịch Chăm) được khắc trên mặt C trụ cửa bên trái của một tòa tháp nay đã lụi tàn, có nói về những lần vua chúa dâng cúng vật báu và nô lệ cho nữ thần: "Những cánh đồng ở hai nơi, tại Panran giá trị 50 jak, những cánh đồng của Yan Vatuv trị giá 50 jak. Những cánh đồng ở Huma Padan, 100 jak. Những cánh đồng trên và các nô lệ cùng tất cả đồ vật được ghi lên đây, Công chúa Ratnavali đã dâng tất cả những người và vật trên cho nữ thần Bhagavati matrlingesvari vào năm saka 1197".
Chuyện cúng nô lệ cho nữ thần rõ hơn dưới thời Vua Indravarman IV (thế kỷ XII): "Kính lạy thần Siva. Đây là sự kết án đối với Padyop, kẻ đã nói những điều ác. Đức ngài Indravarman, Hoàng tử Sri Harideva xứ Sila-vandha-vijaya hiến dâng cho thần Sri Indravarmasivalingesvara 3 đứa trẻ tên là Mok, Yan và Krana của bà bẹ Padyop".
Tấm bia ký không nói rõ 3 đứa trẻ kia bị dâng cúng cho thần Siva để phục dịch cho các thần vì chúng gây tội và bị bắt trừng phạt, hay vì giữa chúng có mối liên hệ tâm linh nào đó giữa người phàm với các vị thần nhưng qua tìm hiểu sơ bộ, chúng tôi được biết 3 đứa trẻ được dâng cho thần kia là con nhà quyền quý có cha mẹ gây lỗi lầm với triều đình. Cần nói rõ đây chỉ là đoán định nhưng chúng tôi có niềm tin cho cơ sở ấy, nhất là khi dòng bia ký có nhắc đến những cụm từ liên quan đến sự trừng phạt này: "Đây là sự kết án đối với Padyop, kẻ đã nói những điều ác".
Chiếu theo ghi chép cổ xưa kia thì nô lệ được dâng cúng cho nữ thần phần lớn là trẻ em. Nhưng từ cuộc dâng cúng của Công chúa Suryadevi (niên đại 1189 saka), "viên ngọc tuyệt hảo của triều đình ở Manahvijaya, con gái Đức vua Jaya Indravarmadeva Paramodbhava và Hoàng hậu Sri Paramaratnastri", mới rõ giới quý tộc ngày trước còn dâng cúng những con voi, các nô lệ nam và nữ cùng các cánh đồng… "Vào năm saka 1178, Công chúa Ratnavali quý phái dâng cho nữ thần Punagara một tharan bạc nặng 15 thil, một đồ trang sức đeo ngực bằng vàng nặng 1 thil 5 dram, một vòng đeo cổ bạc 15 thil. Rồi thì sau đó, quý bà Pulyan Ratnavali đã cho xác lập những quy định đối với các Devadasi (các vũ nữ) chuyên phục vụ và làm vui cho nữ thần Punagara".
Bên cạnh các bia ký bằng chữ Chăm, các nhà nghiên cứu, chuyên gia khảo cổ còn tìm thấy nhiều bia ký được khắc bằng chữ Sansrit - một kiểu chữ cổ của người Champa. Trong những bia ký này, có nhiều bia ký đề cập đến việc dâng cúng vàng bạc, châu báu và nô lệ cho các vị thần.
Bia ký số 2 triều Vua Harivarman I, niên đại 739 saka (817 sau CN) khắc trên mặt thứ 3 chiếc trụ cửa của ngôi đền với 31 dòng bằng chữ Sanskrit: "Vào năm Saka 739, tháng Jyaistha, ngày nhật thực, để đảm bảo cho những giá trị tôn giáo trên thế giới, vì thanh danh trên thế giới này và vì sự cứu rỗi ở thế giới bên kia, sau khi cho làm pho tượng nữ thần mới bằng đá và trang điểm cho tượng những đồ trang sức khác nhau, đức vua đã lại xây dựng đền thờ Linga Sandhaka, đền thờ Sri Vinayaka và đền thờ Sri Maladakuthara, và ngài đã trang hoàng cho khu đền bằng những mandapa (những gian phòng) và những chiếc cổng đẹp lộng lẫy! Đức vua còn dâng cho Mahabhagavati vàng, bạc, châu ngọc, vải vóc các màu khác nhau và những đồ vật khác. Sau đấy, ngài còn dâng cho Đại nữ thần ruộng đồng ở vùng quê Kauthara (Khánh Hòa ngày nay - PV) cùng những nô lệ đàn ông, đàn bà, bò trâu…".
Nữ thần quyền năng Pônagar từng được các bậc vua chúa Champa ngày trước dâng cúng vàng bạc
Dù đã cất công tìm hiểu nhưng chúng tôi chẳng tìm thấy ghi chép cổ nào của người Chăm xưa đề cập đến việc sau khi được dâng cúng cho nữ thần, số phận của các nô lệ gồm trẻ em, trinh nữ sẽ ra sao. Họ sẽ bị giết hại để linh hồn vĩnh viễn hầu thần, hay một khi bị dâng cúng, họ sẽ phải hầu hạ các vị thần được thờ phụng trên cụm tháp cổ Pônagar đến suốt cuộc đời.
Những khúc mắc này của hậu thế đã được Vua Sri Satyavarman giải đáp sau khi vị vua này "dâng cúng cho vị chúa tể của đức bà Bhagavati kho lúa Vamdhaun, kho lúa Ktun và kho lúa Narai cùng nhiều phụ nữ": "Những người đàn ông nào mà bảo vệ những của cải thuộc về vị chúa tể của nữ thần thì những người đó sẽ được toại nguyện trên thiên giới, nghĩa là được vui thú cùng vô vàn các thần linh và những hộ thần bảo vệ thế giới. Ngược lại những ai mà lấy đồ đạc đó đi thì sẽ bị đày xuống địa ngục Avici cùng các tổ tiên của họ".
Vậy đã rõ sự thật về tục dâng cúng nô lệ cho thần linh của các vua chúa Champa ngày trước. Chẳng như lời đồn đại trong dân gian rằng nô lệ được dâng cúng thần là trinh nữ, ghi chép trên các bia ký bằng đá cho thấy vua chúa Chăm ngày trước dâng cho vị thần quyền năng những nô lệ gồm trẻ em, đàn ông và đàn bà.
Và cũng chẳng như những lời đồn đại rằng sau khi được tế thần, số phận của các nô lệ rất bi thảm khi bị thiêu sống để làm đẹp lòng nữ thần quyền năng, ghi chép trên bia ký bằng chữ Sanskrit của Vua Sri Satyavarman cho thấy nô lệ được dâng cúng không hề bị giết hại, họ chỉ có "nhiệm vụ" bảo vệ của cải thuộc về vị chúa tể của nữ thần. Và nói không chừng, đây là vinh dự, là cơ may bởi nếu làm tốt nhiệm vụ ấy, họ "sẽ được toại nguyện trên thiên giới, nghĩa là được vui thú cùng vô vàn các thần linh và những hộ thần bảo vệ thế giới".
Theo Thành Dũng (An ninh Thế giới)
Tin cũ hơn
Giới thiệu về tôi
Được tạo bởi Blogger.
Lưu trữ Blog
-
▼
2013
(100)
-
▼
tháng 4
(99)
- Bắt kẻ ghen cuồng rạch mặt nữ sinh
- Các pha xuyên thấu kinh dị nhất của sao
- Giải mã cảm giác bị "hồn ma theo dõi"
- Rùng rợn bảo tàng Não ở Ấn độ
- Bị rắn độc ‘trả thù’ dân tình khiếp sợ
- Chưa tới 2 triệu đồng đã có smartphone tốt
- "Hơi tí nói chia tay": Căn bệnh nguy hiểm của tình...
- Bức tâm thư xé lòng của người mẹ tự vẫn để con đượ...
- Phát hiện mộ thật của bạo chúa Trung Quốc
- Em vẫn luôn giữ hình bóng anh
- Những hình ảnh, châm ngôn hay và ý nghĩa 274
- 4 bước để có chiếc kẹp tóc xinh xắn điệu đà
- 9 cách mix "cực chất" với quần trắng
- Cơn lốc "đập đá" tàn phá giới trẻ
- Phận đời 4 chị em bị mẹ nhốt, doạ giết
- Thiếu nữ ăn mặc “thiếu vải”, dân mạng lên án gay gắt
- Phụ nữ môi cong dễ "đạt đỉnh" khi ân ái?
- Mẹ xúi con gái đi cướp chồng người khác
- Ba bắt mẹ canh cửa để quan hệ với người đàn bà khác
- Truy bắt gã thợ hồ giết chủ nhà ngay tại công trình
- Vĩnh biệt anh!
- Chính thuốc tăng cường sinh lực làm teo "cậu nhỏ"
- Khai quật mộ 5 phu trầm: Lạnh gáy với sự tàn ác củ...
- Màn “ảo thuật” của 2 kẻ “buôn người” vào động mại dâm
- Mẹo luộc trứng lòng đào ngon
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Việt Nam đứng số 1 thế giới
- Bàn chân khổng lồ nghi của dã nhân chân to
- Mất bao lâu để quên?
- Đau lòng bố mẹ ủng hộ con gái đi cướp chồng người
- Cách làm mới chuyện “yêu” đêm nay
- Chồng vụng và thô khi "yêu"
- Vợ nghệ si Văn Hiệp tủi thân vì người đời hiểu sai
- Rò rỉ clip làm tình của nhà sư Phật giáo rúng động...
- Chiêu thức bán dâm mới của các “tú bà”
- Mẹ chồng cầu xin tôi đi cặp bồ
- Chê chồng yếu, vợ tôi công khai ngoại tình
- Tử vi thứ Tư (24/4)
- Can Lộ Lộ lả lơi khoe thân để quyên góp từ thiện
- Mất luôn "cậu nhỏ" chỉ vì xấu hổ
- Tiếng huýt sáo... tử thần
- 3 cách đơn giản F5 chân váy bó sát
- Mắc bệnh chỉ vì lạm dụng kem chống nắng
- Mốt chơi quái dị: Chơi độc trên da thịt
- Cua Quái vật quật sạch ví tiền dân chơi
- Lời nói dối đáng sợ
- Cao thủ ngoại tình
- Xôn xao bức ảnh cô gái bị đánh đập, buộc vào gốc cây
- Bắt quả tang "tú bà" 9x môi giới kiêm bán dâm qua ...
- Khốn khổ vì chồng quá thực dụng
- Còn trinh, "cậu bé" vờn bên ngoài... có thai?
- Giật mình với kỷ lục sex của phái mạnh
- Kinh hãi cảnh vi khuẩn ăn thịt người tấn công mũi ...
- Cô gái nói gì trước khi nổ mìn tự sát?
- Ẩm thực đường phố Hội An: ngon mà rẻ
- Bộ ảnh đồ họa thú vị về sự khác biệt giữa Hà Nội v...
- NSƯT Trần Hạnh: “Xin đừng thương hại chúng tôi”
- Vụ xe máy phát nổ: Người cài mìn và kích nổ chính ...
- Bé trai xinh xắn bị bỏ rơi trong nghĩa trang
- Sự thật về hủ tục thiêu trinh nữ tế thần
- Lạ kỳ: Cả huyện vái lạy con ba ba
- Hạnh phúc bên em
- Cháu gái trùm khiêu dâm giàu hơn nữ hoàng Anh
- Giết người vì "chiếc áo đỏ" sau lời bông đùa
- Trộm tiền rồi đâm 41 nhát dao đoạt mạng nhân tình
- Mất mạng khi tới dự đám cưới của người yêu cũ
- Đã bắt được 3 kẻ trộm chém đứt lìa bàn tay công an
- Những lưu ý khi tái tuyển dụng nhân viên cũ
- Một lần thôi gọi tớ trước được không?
- Quá sợ cách tránh thai của giới trẻ
- Hút bụi "chỗ nhạy cảm" của người đẹp
- Thực trạng sinh viên Việt Nam ra trường
- Cô gái Việt 20 tuổi thạo 6 thứ tiếng
- Sinh 4 con trai, lấy tài sản đâu mà chia sau này?
- Những hình ảnh vui, hài hước 224
- Dù bạn có vấp ngã hàng trăm lần thì cũng đừng bỏ c...
- Tóc búi nơ dễ thương cho bạn gái ngày hè
- Những pha muốn "độn thổ" vì quên kéo khóa quần của...
- Ug thư âm đạo có những triệu chứng gì?
- Những tên trộm cướp khét tiếng "bá đạo" trong lịch sử
- Anh bỏ thuốc lá rồi, vì một người anh yêu!
- Trốn chồng về quê "ăn vụng"
- Cô dâu MC Cbiz bỏ đám cưới để đưa tin động đất
- Nhiễm phim "người lớn", cậu trai 14 tuổi hại đời b...
- Người Việt thứ hai bay vào vũ trụ trong 60 phút
- Những bí mật thú vị về nữ sumo thời xưa
- Cách làm những món ngon từ Hoa chuối
- Cách làm món Nộm ngó sen tai lợn giòn ngon
- Hướng dẫn cách làm món nộm ngon và đẹp
- Em luôn trong trái tim anh!
- Hướng dẫn làm món Canh cá quả nấu dọc mùng
- Nỗi lo quý ông "đi chợ mãi không hết tiền"
- Ngôn ngữ cơ thể nàng tiết lộ khoảnh khắc "lên đỉnh"
- Học thuyết kinh hoàng khiến hàng trăm ngàn người b...
- Bùi Anh Tuấn "xóa sổ" Facebook để ... trốn scandal
- Kinh hoàng màn đánh ghen lột đồ trên đường
- Hậu trường Ngọc Trinh chụp ảnh "tự sướng" nhí nhố ...
- "Choáng ngợp" trước hôn lễ 3 tỷ của anh Bo Đan Trường
- Giải mã loài sâu Tử thần khủng khiếp ở Mông Cổ
- Hãy cứu mẹ đi anh nhé!
-
▼
tháng 4
(99)
Không có nhận xét nào: